






Công khai chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, thông tin đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Năm học 2022 – 2023.
Em Nguyễn Đăng Sang – Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Lâm Hà đoạt huy chương Bạc tại kỳ thi Olympic Tin học miền Trung và Tây Nguyên lần thứ IV.
Sáng 18/3, tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (Đại học Đà Nẵng) diễn ra lễ bế mạc Vòng chung kết Kỳ thi Olympic Tin học miền Trung và Tây Nguyên lần thứ IV – năm 2023.
Đây là kỳ thi do Trường VKU phối hợp cùng Hội Tin học Việt Nam, ICCP Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn TP Đà Nẵng tổ chức.
Kỳ thi gồm 2 vòng. Vòng sơ loại diễn ra bằng hình thức thi trực tuyến vào ngày 4/3 với hơn 2.000 học sinh của 281 trường THCS, THPT đến từ 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.
Các thí sinh tham gia ở 3 bảng thi: Bảng siêu cúp (dành cho học sinh trong đội tuyển dự thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Tin học); bảng chuyên Tin (dành cho học sinh chuyên, chọn Tin ở trường THPT chuyên) và bảng không chuyên Tin (dành cho các đối tượng còn lại).
Kết thúc vòng sơ loại, Ban Giám khảo lựa chọn được 893 thí sinh xuất sắc tham dự vòng chung kết, Trong đó, gồm có 97 thí sinh bảng siêu cúp; 337 thí sinh bảng chuyên tin và 459 thí sinh bảng không chuyên Tin.
Vòng chung kết diễn ra vào ngày 17/3, với 508 thí sinh dự thi trực tiếp và 385 thí sinh dự thi trực tuyến, trong đó đoàn Lâm Đồng có 44 học sinh dự thi trực tiếp. Nội dung và đề thi của vòng chung kết gồm: Ngôn ngữ lập trình Pascal, C, Python, C++ theo khuôn mẫu và nội dung đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia cũng như Chương trình chuyên sâu THPT chuyên môn Tin học năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả, đoàn Lâm Đồng đạt được tổng cộng 37 giải (2 HCV; 8 HCB; 19 HCĐ va 8 giải Khuyến khích).
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Lâm Hà đến với vòng chung kết có một thí sinh tham gia là em Nguyễn Đăng Sang – HS lớp 11A1. Đây là lần thứ 2 em đến vòng chung kết của Hội thi. Tại vòng chung kết lần thứ III, em mang về giải ba và trong lần tham gia này, em xuất sắc mang về Huy chương bạc. Em Sang cũng là đại diện duy nhất của huyện Lâm Hà đến với “sân chơi lập trình” mang tầm khu vực này. Bằng sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của bản thân, em Sang đã mang về niềm tự hào cho huyện Lâm Hà cũng như trường THPT Huỳnh Thúc Kháng nơi em đang học tập.
Xây dựng mô hình cổng trường an toàn giao thông.
QNP – Với mong muốn được đóng góp công sức vào hoạt động đảm bảo ATGT trên địa bàn tỉnh, BTV Tỉnh Đoàn đã xây dựng và triển khai mô hình “Cổng trường thanh niên tự quản đảm bảo xanh-sạch-đẹp và trật tự ATGT” để góp phần ngăn chặn tình trạng ùn tắc giao thông ở một số khu vực trước cổng trường vào giờ cao điểm.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 50 trường THPT, cao đẳng, đại học. Theo khảo sát, một số lượng không nhỏ người tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ chính là các em học sinh. Do đó, trong thời gian qua, BTV Tỉnh Đoàn đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ, trong đó, mô hình “Cổng trường thanh niên tự quản đảm bảo xanh – sạch – đẹp và trật tự ATGT” được Ban Chấp hành các cơ sở Đoàn trường trực thuộc và các bạn đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia hưởng ứng. Mô hình này tập trung chủ yếu tại các trường học có đông học sinh, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, vị trí của trường nằm gần ngã ba, ngã tư tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Để thực hiện mô hình này, Đoàn thanh niên cơ sở đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu các trường thành lập đội thanh niên xung kích, đội cờ đỏ thường xuyên hoạt động tại cổng trường. Đội thanh niên tình nguyện của các trường trung bình hoạt động 2 buổi/ngày, 6-7 ngày/tuần, hoạt động vào những giờ cao điểm lúc học sinh đi học và lúc học sinh tan học. Đội còn duy trì lịch trực giao thông trước cổng trường sáng từ 6h30 – 7h00, chiều từ 16h30-17h30.
Tình hình trật tự an toàn giao thông trước cổng trường học luôn là nỗi lo lắng, trăn trở của nhà trường. Chính vì vậy, việc bảo bảm an ninh trật tự và ATGT trước và sau khi tan học cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận từ phía nhà trường, gia đình và ý thức văn hóa khi tham gia giao thông của các em học sinh. Nhờ sự kết hợp đó mà nhiều năm nay, tình hình ATGT xung quanh nhà trường luôn được các trường học khác trên địa bàn TP Hạ Long học tập kinh nghiệm. Việc triển khai thực hiện mô hình “Cổng trường thanh niên tự quản đảm bảo xanh – sạch – đẹp và trật tự ATGT” không chỉ góp phần làm giảm ùn tắc, va quệt và tai nạn giao thông mà quan trọng hơn là đã góp phần giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông nói riêng và pháp luật nói chung.
Hiệu quả của mô hình “Cổng trường thanh niên tự quản đảm bảo xanh – sạch – đẹp và trật tự ATGT” góp phần nâng cao ý thức, văn hóa giao thông trong học sinh và cộng đồng dân cư, vì vậy, rất cần được các trường học nhân rộng. Điều này không chỉ có tác động quan trọng trong việc giáo dục nề nếp, tác phong, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cho các thế hệ học sinh mà còn góp phần giúp các em hình thành nhân cách trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Từ mô hình này, thiết nghĩ, các trường học trên địa bàn tỉnh cần rút ra những kinh nghiệm quý để nhân rộng và ngày càng phát huy hiệu quả.
Như chúng ta biết, ma túy có thể rình rập tiếp xúc chúng ta qua rất nhiều con đường: đôi lúc là 1 vài con tem giấy, vài ly nước, vài viên kẹo hay vài điếu thuốc khi được bạn bè rủ rê..v..v..Nếu chúng ta không làm chủ được bản thân mà để rơi vào ma túy thì sẽ không tránh khỏi những tai họa:
– Sức khỏe, trí tuệ bị hủy hoại, không có sức đề kháng với bệnh tật, luôn uể oải, không có khả năng lao động. Ma túy phá hoại sức khỏe của con người, người nghiện dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, thần kinh. Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma túy trả lời: sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thỏa mãn nhu cầu ma túy.
– Ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới HIV/AIDS do tiêm chích chung kim tiêm ở các tụ điểm với những người nghiện có sẵn vi rút HIV. Vì vậy, ma túy là cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ở Việt Nam số con nghiện HIV/AIDS ngày một tăng và thời gian dẫn đến cái chết rất ngắn.
– Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho nhà nước hàng năm phải dành một khoảng ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy. Tệ nạn ma túy ảnh hướng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Qua thống kê , có 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma túy gây ra hoặc có liên quan đến ma túy.
Vậy học sinh phải làm gì để ngăn chặn và phòng tránh ma túy?
Các em hãy thực hiện những điều sau nhé:
– Ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.
– Thi đua chăm chỉ học hành tiến bộ. Đi đến nơi về đến chốn.
– Thời gian rảnh, nên làm một số công việc nhà giúp đỡ gia đình
– Có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông thả.
– Tuyệt đối không tò mò, không thử ma túy dù chỉ 1 lần.
– Cương quyết tránh xa, không chơi với đám bạn xấu có liên quan đến ma túy.
– Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc xúi giục người khác tham gia dưới bất kỳ hình thức nào.
– Khi phát hiện người có liên quan đến ma túy cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo để có biện pháp kịp thời ngăn chặn.
– Đề cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
– Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ các bạn học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho cha mẹ hoặc thầy, cô giáo.
– Tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn chán, thất vọng), các tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy.
– Tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh ma túy.
Thông qua Bài tuyên truyền này Liên đội trường muốn gửi đến tất cả cán bộ, giáo viên – CNV và các bạn học sinh trường Tiểu học Ái Mộ A một thông điệp:
“Vì một xã hội tươi đẹp, hãy nói không với ma túy”
Công khai chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, thông tin đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Học kì 1 năm học 2022 – 2023